Vài nốt mụn ở mặt có thể không đáng lo ngại. Nhưng nếu mụn nổi nhiều, thường xuyên có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc lối sống. Vị trí của mụn cảnh báo gì về sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mụn ở trán và chân tóc
Nổi mụn ở trán là cảnh báo cơ thể đang tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan kém, gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng hay ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, các thực phẩm không tốt cho sức khỏe (đồ uống có ga, chất kích thích như rượu bia, cà phê, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ…).
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều mỹ phẩm trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ, kích ứng sản phẩm dùng cho tóc, vi khuẩn từ da đầu, tóc, gối…những thói quen này cũng gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị mụn.
Quanh cằm và quai hàm
Mụn xuất ở khu vực này cho thấy mất cân bằng trong hệ nội tiết tố. Ở phụ nữ, cằm mọc nhiều mụn hơn khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh do nồng độ androgen cao hơn estrogen. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng là nguyên nhân chính của mụn tuổi trưởng thành.
Với nam giới, androgen có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng sản xuất dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn nội tiết có thể cần điều trị kéo dài. Nên uống đủ nước, sửa mặt sạch và dùng sản phẩm rửa dịu nhẹ.
Vùng chữ T
Mụn mọc vùng chữ T từ giữa lông mày xuống mũi và cằm thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong đường tiêu hóa hoặc do dị ứng thực phẩm. Khu vực này có lỗ chân lông và tuyến bã nhờn lớn hơn một số vùng khác trên khuôn mặt. Dầu thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Da trên má thường có xu hướng khô và dễ bị kích ứng vậy nên hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da của thương hiệu dược mỹ phẩm nhé. Do đó, khu vực này có xu hướng phản ứng khi lớp trang điểm bẩn không được làm sạch, vỏ gối không giặt thường xuyên.
Hi vọng qua bài viết vị trí của mụn nói gì về sức khỏe? bạn đã thấu hiểu hơn về làn da cũng như sức khỏe của mình.
>> Xem thêm: bpo trị mụn